Quy trình xây dựng

 

 1. Lập kế hoạch

  • Lập kế hoạch xây dựng

Xác định khu đất sẽ đặt công trình theo các yếu tố chủ đầu tư mong muốn (hướng, phong thủy, cơ sở hạ tầng, yếu tố pháp lý, các tiện ích xung quanh, …)

  • Lập kế hoạch tài chính
  • Ước tính chi phí xây dựng cơ bản: Chi phí thiết kế, ( hồ sơ thi công ) + chi phí thi công, vật liệu thi công + chi phí giám sát xây dựng ( chủ đầu tư có thể tự giám sát thi công ).
  • Ước tính chi phí phát sinh
  • Ước tính chi phí trang trí nội thất
  • Phương án tài chính: Hầu hết chủ đầu tư khi có quyết định xây dựng đã có phương án tài chính cho mình. Tuy vậy chúng tôi cũng muốn bổ sung thêm thông tin cho bạn nhằm giúp bạn có thêm phương án lựa chọn thuận lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống là số tiền tự có hay vay thêm người thân, bạn bè, bạn có thể sử dụng phương án vay từ chính khu đất sắp xây nhà là đem đi vay thế chấp ngân hàng, phương án này giúp bạn giảm thiểu gánh nặng chi phí xây dựng ban đầu, và dùng số tiền bạn đang có để đảm bảo việc kinh doanh của mình vẫn hoạt động bình thường.
    • Chuẩn bị thủ tục pháp lý
  • Các thủ tục hành chính hiện nay khá phức tạp, chủ đầu tư có thể giao khoán cho đơn vị thiết kế thi công luôn phần này để giảm thiểu thời gian chờ đợi, hoặc nhờ một đơn vị chuyên xin phép xây dựng.
  • Đối với nhà có diện tích thiết kế xây dựng > 250m2 chủ đầu tư phải thuê đơn vị tư vấn thiết kế thi công có chứng chỉ hành nghề kiến trúc xây dựng.

 2. Chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, xây dựng

Nếu chủ đầu tư không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng thì cách tốt nhất và chính xác nhất là yêu cầu đơn vị tư vấn, thiết kế hồ sơ bóc hồ sơ dự toán chi tiết, và xử lý giấy tờ pháp lý. Việc này giúp chủ đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về toàn bộ giá cả của từng hạng mục, vật liệu thi công, và các giai đoạn giám sát, nghiệm thu, thanh toán theo khối lượng thực tế mà nhà thầu đã thi công.

Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều nhà thầu còn yếu kém về mặt kỹ thuật cũng như thiếu sự tận tâm đối với khách hàng. Có những nhà thầu chỉ báo giá phần nổi cho khách hàng nhìn thấy cốt chỉ để ký hợp đông, với những nhà thầu này khách hàng sẽ bị phát sinh chi phí rất nhiều. Do đó khách hàng nên chọn nhà thầu tận tâm và báo giá càng chi tiết càng tốt.

Để được tư vấn, khảo sát và báo giá miễn phí, hãy gọi ngay đến Hotline miễn phí của chúng tôi:

Hoặc Chat với tư vấn viên qua Zalo facebook hiển thị bên cạnh màn hình.

Những lợi ích mà một công ty chuyên tư vấn thiết kế xây dựng đem lại cho bạn.

  • Họ có cơ cấu hoạt động chuyên nghiệp về lĩnh vực này, họ sẽ tư vấn chủ đầu tư về cách bố trí không gian sinh hoạt, giao thông đi lại trong từng công trình, các ô thông tầng để lấy sáng lấy gió, kiến trúc hài hòa, mật độ xây dựng đúng theo luật của sở xây dựng.
  • Ngoài ra họ còn bố trí các vật dụng trong công trình một cách hợp lý cho từng khu vực phù hợp với mục đích sử sụng, các yếu tố phong thủy mà lại có tính nghệ thuật.
  • Họ còn tư vấn cho bạn một mặt tiền có hình thức đẹp hài hòa với cảnh quan xung quanh, khẳng định được phong cách và cá tính của từng chủ đầu tư.
  • Liệt kê tỉ mỉ về những chi tiết yêu cầu của bạn để cùng làm việc với KTS, sau đó KTS sẽ tư vấn cho bạn các giải pháp về công trình của bạn một cách tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chí trên cho bạn một cách hoàn hảo nhất.

 3. Chọn vật liệu xây dựng

Hiện nay trên thị trường các vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất liệu.

Tùy theo loại hình công trình, cá tính, công năng cũng như kế hoạch tài chính của chủ đầu tư, chủ đầu tư có thể tự do lựa chọn loại vật liệu mình muốn hoặc tham khảo tư vấn của chúng tôi.

 4. Xây dựng phần thô

  • Hệ khung về cơ bản sẽ bao gồm: cột (để truyền lực xuống đất), dầm (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột), bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể), tường (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), và cầu thang & thang máy, là bộ phận kết nối giữa các tầng.
  • Tuy nhiên, tùy vào công trình mà các vật liệu vào cấu tạo sẽ có sự khách nhau.

 5. Hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, … Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Công tác trát tường, láng sàn: cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chống thấm ở 1 số nơi cần thiết.
  • Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả.
  • Công tác sơn bả là một công tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Xét về chức năng sử dụng chia làm hai loại: sơn trong nhà có đặc tính khả năng chùi rủa, vệ sinh, bề mặt nhà mịn còn sơn ngoài trời có đặc tính chống rêu mốc, bám bụi, chống thấm và bền màu.
  • Công tác lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này, ví dụ như hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện, …

Lưu ý: Công tác lắp đặt điện nước phải được thực hiên song song trong quá trình thi công phần thô và phẩn hoàn thiện. Hiện nay đa phần điện nước được lắp đặt âm tường vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín để sử dụng. không nên chọn các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

 Để được tư vấn, khảo sát và báo giá miễn phí, hãy gọi ngay đến Hotline miễn phí của chúng tôi:

Hoặc Chat với tư vấn viên qua Zalo facebook hiển thị bên cạnh màn hình.

Bình luận
0358 295 555